Các Bộ Phận Của Giày Thể Thao: Tên Gọi Và Chức Năng

/Author/ Minhshop.vn
02 tháng 11, 2023
Các Bộ Phận Của Giày Thể Thao: Tên Gọi Và Chức Năng

Giày thể thao đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống và hoạt động thể thao của chúng ta. Chúng đến từ nhiều thương hiệu khác nhau và có kiểu dáng đa dạng. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận trên một đôi giày thể thao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bộ phận của giày thể thao, tên gọi của chúng và chức năng mà chúng đảm nhiệm.


1. Giày thể thao là gì?

Giày thể thao là loại giày được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các hoạt động thể thao như bóng đá, chạy bộ,... hoặc để dạo phố một cách thoải mái. Chúng có cấu trúc hỗ trợ và cùng với sự kết hợp của những tính năng đặc biệt để giúp người mang thoải mái hoạt động và đạt hiệu suất tốt trong vận động thể thao hoặc hàng ngày.


2. Tìm hiểu về cấu tạo các bộ phận của giày thể thao

2.1. Bộ phận chính của giày thể thao

Thân giày (Upper)

Thân giày là phần bao quanh bàn chân và chứa ngón chân. Thân giày thường được làm bằng các loại vật liệu như vải, da, hoặc chất liệu dệt đặc biệt. Chức năng của thân giày là chịu trách nhiệm bảo vệ và ôm sát chân người mang, đồng thời vẫn đảm bảo được độ thoải mái và thông thoáng của bàn chân khi di chuyển.


Đế giày (Sole)

Đế giày là bộ phận chạm đất và chịu trọng lượng cơ thể. Nó chia thành hai phần chính: đế ngoài (outsole) và đế trong (insole). Đế ngoài thường được làm bằng cao su hoặc các loại cao su chất lượng khác, có gai hoặc rãnh để tăng độ bám và thoát nước. Đế trong thường được làm bằng lớp lót êm và thoải mái để giúp bàn chân không trực tiếp tiếp xúc với đế giày.


2.2. Cấu tạo Upper - Thân giày

Sockliner – Miếng lót giày

Sockliner là miếng lót bên trong giày, thường nằm ngay dưới bàn chân. Thường là một lớp xốp mỏng để bảo vệ bàn chân của bạn khỏi cọ xát với các đường nối hoặc kết nối được với phần thân giày.

Nó giúp tạo cảm giác êm ái và thoải mái, đồng thời hấp thụ mồ hôi. Hầu hết thì các miếng lót giày đều có thể tháo rời và vệ sinh một cách dễ dàng.


Tongue – Lưỡi gà

Lưỡi giày nằm ở giữa thân giày bên dưới phần buộc giày và thường được sử dụng cùng một tấm vật liệu với đôi giày. 

Chức năng của lưỡi giày là ngăn bụi bẩn và cặn bã nhỏ vào bên trong giày và giúp tạo cảm giác thoải mái khi buộc giày chặt.


Lỗ xỏ (khoen) giày và dây giày

Một đôi giày sẽ thường có 14 lỗ xỏ chia đều từ phần đầu giày đến lưỡi gà và được dùng để buộc và điều chỉnh dây giày chặt vào chân. Dây giày đi qua các lỗ xỏ và giúp ôm sát giày chặt vừa vặn với bàn chân.

Bạn có thể tùy chỉnh độ vừa vặn của giày, xỏ dây giày vào các lỗ tùy thích. Chỉ nên thắt chặt vừa đủ để tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.


Lining – Lớp lót giày

Lining là lớp bên trên miếng lót giày và dưới đế bên trong thân giày và thường nằm gần bàn chân. Nó có nhiều chức năng như có tác dụng làm êm chân, tạo cảm giác thoải mái, hấp thụ mồ hôi và giúp giữ ấm.

Ngoài ra, lớp lót giày còn là bí quyết “hack" chiều cao hiệu quả, tăng size giày khi bạn mang giày rộng, giảm các tình trạng trầy xước, phồng rộp bàn chân hay hạn chế trơn trượt đối với những người hay ra mồ hôi chân.


Một số bộ phận khác

Ngoài các bộ phận chính đã được nêu trên, một số bộ phận khác trong phần thân giày bao gồm:

    Heel Counter - Gót giày: Đây là mảng vật liệu cứng nằm ở phần gót giày, thường để làm cho gót giày vững chắc và tạo độ ổn định khi di chuyển.

    Collar - Góc giày: Collar là phần bao quanh mắt cá chân và mắt bắp chân. Nó có vai trò bảo vệ và ôm sát bắp chân, giúp tăng sự thoải mái và tránh chấn thương.

    Toe Box - Đầu giày: Đây là phần đầu của giày nơi ngón chân được đặt. Toe box cũng có vai trò bảo vệ và giữ chỗ cho ngón chân, đồng thời tạo cảm giác thoải mái khi di chuyển.

    Vamp - Bề mặt trên của thân giày: Vamp là phần bề mặt phía trên của thân giày, thường được thiết kế để tăng tính thoáng khí và thoải mái cho bàn chân.

2.3. Cấu tạo Sole – Đế giày

Insole – Đế trong

Insole hay Đế trong là phần nằm trong đế giày và nằm ngay dưới bàn chân giúp định hình form giày vừa vặn với hình dáng, kích thước của bàn chân. Chúng thường được làm bằng các vật liệu êm, giúp tạo cảm giác thoải mái và hấp thụ mồ hôi từ bàn chân.


Midsole – Đế giữa

Đế giữa được nằm ở giữa đế ngoài (phần tiếp xúc với mặt đất) và phần thân của giày. Nó được làm từ nhiều chất liệu và yếu tố khác nhau để tạo các đặc tính riêng về đệm, hỗ trợ linh hoạt lúc vận động.

Đế giày cũng chứa các yếu tố đệm khác như gel và không khí được bao bọc,… Phần đế giữa sẽ giúp kiểm soát chuyển động, tăng thêm độ ổn định và kiểm soát tình trạng, giúp giảm áp lực của bàn chân nếu bạn vận động quá tải.


Outsole – Đế ngoài

Outsole là phần đế giày tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Nó thường được làm bằng cao su carbon, cao su thổi,... hoặc các loại chất liệu bám đất. 

Đế ngoài thường được thiết kế có gai hoặc rãnh để tăng độ bám trên bề mặt các địa hình và đảm bảo an toàn khi đi trên nền đất khói hoặc trơn trượt.


3. Lời kết 

Hiểu rõ về các bộ phận của giày thể thao và chức năng mà chúng đảm nhiệm có thể giúp bạn chọn lựa đôi giày phù hợp với hoạt động thể thao hoặc cuộc sống hàng ngày của mình. Nếu bạn muốn mua một giày thể thao chính hãng, chất lượng, giá tốt thì hãy đến ngay Minhshop - Địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm giày thể thao, giày Sneaker, quần áo & phụ kiện thời trang chính hãng.

CỬA HÀNG THỜI TRANG MINHSHOP

Địa chỉ: 60/18 Vạn kiếp Phường 3 Q Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0346.75.75.75

Website: Minhshop.vn

Email:  support@minhshop.vn

Bài viết cùng danh mục