1. Ultra Boost có đế giày 100% Boost
Ultra Boost có đế giày được làm từ 100% hạt Boost TPE, thường có màu trắng, một số mẫu Ultra Boost 2017 bắt đầu được nhuộm màu đen. Khi mang Ultra Boost bạn có cảm giác nhẹ hơn Pure Boost. Sự thật là do độ đàn hồi của đế giày Ultra Boost tốt hơn Pure Boost.
Có nhiều ý kiến cho rằng đế giày Ultra Boost không êm và mau vàng nhưng thật ra hoàn toàn khác biệt. Hầu hết người mang Ultra Boost sau 1 năm đều hài lòng về đế giày tưởng chừng dễ bẩn này, nếu bạn chỉ mang trong thành phố, sử dụng máy chạy bộ trong phòng tập gym thì màu trắng gần như không thay đổi. Để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch xịt chống nước cho lớp Boost. Nhưng, đế giày Ultra Boost rất dễ vệ sinh!
9 cách phân biệt giày Nike thật giả chuẩn 100%
2. Pure Boost có đế giày 80% Boost
Các hạt nhựa Boost được bố trí ở phần midsole đế giày, và mỏng hơn Ultra Boost. Việc adidas sử dụng 20% hạt nhựa TPU trên đế giày Pure Boost không làm ảnh hưởng đến độ đàn hồi của giày, cũng như tính ổn định của giày khi di chuyển. Trái lại, nó giúp Pure Boost trở thành đôi giày chạy bộ giá cạnh tranh nhất hiện nay.
Cách phân biệt giày ADidas thật giả , adidas chính hãng, adidas nhái
15 cách phân biệt giày Converse real và fake chính xác nhất 2022
3. Công nghệ adidas Boost là gì?
Adidas Boost được giới thiệu lần đầu năm 2013 sau 30 năm nghiên cứu và hợp tác giữa adidas, BASF và AIT. Căn bản, Boost là loại nhựa mới, nó nhẹ hơn, chịu nhiệt tốt hơn, bền hơn cũng như đàn hồi tốt hơn dòng nhựa TPU được sử dụng trong hầu hết các dòng giày thể thao trước đó.
adidas Boost sử dụng công nghệ nén các hạt nhựa lại theo khung giày. Đặc biệt, bởi cấu trúc chặt chẽ, bền và đàn hồi tốt, nên các dòng giày adidas Boost thường không sử dụng thêm khung nhựa cứng bên ngoài cùng. Thay vào đó, phần outsole đế giày, tức là phần tiếp xúc với mặt đất được trang bị một lớp nhựa pha cao su nhẹ và dẻo bám đất chắc chắn.
28+ cách check giày Vans thật giả chuẩn xác nhất và cực kỳ đơn giản 2022
7 cách check giày MLB thật giả chính xác và nhanh chóng nhất 2022
4. Phần outsole giữa Ultra Boost và Pure Boost
Ultra Boost liên tục được phát triển để cải thiện phần outsole giày, hiện nay, Ultra Boost sử dụng lớp đế outsole cao su của Continental vốn sử dụng cho vỏ xe ô tô cực bền. Lớp outsole Continental này giúp bạn bám đất chắc chắn gần như trong mọi điều kiện và các loại mặt tiếp xúc.
Torsion System chính là một điểm cộng giúp Ultra Boost trở thành đôi giày chạy bộ đáng mua nhất hiện nay. Nó được đặt giữa đế giày, khoét một lỗ giữ phần đế outsole và ăn sâu vào tận phần midsole giữa giày. Mục đích của công nghệ Torsion nhìn như trang trí cho đẹp này là giúp giữ ổn định các ngón chân và ngón chân của bạn khi di chuyển. Nói chung, Torsion đảm bảo an toàn hơn, không xảy ra việc trật chân, trơn trượt bên trong khi mang giày.
Pure Boost cũng được trang bị một lớp outsole tương tự Ultra Boost nhưng mỏng hơn và có tỷ lệ cao su ít hơn. Nhưng nếu so sánh với các dòng giày chạy bộ khác, thì lớp outsole của Pureboost nhẹ hơn và bám đất tốt hơn, nó cũng là đế giày chạy bộ ít bị mài mòn nhất trong phân khúc giày chạy bộ giá 2 triệu đồng hiện nay.
Hàng replica là gì? Cách phân biệt hàng Replica, Fake và Authentic
Hướng dẫn cách phân biệt dép Adidas Real hay Fake chính xác nhất
5. Ultra Boost sử dụng Primeknit
Có thể nói, Primeknit chính là yếu tố chính giúp dòng giày adidas Ultra Boost cực thành công. Lớp vải Primeknit được adidas phát triển và kết hợp khéo léo với khung nhựa dẻo và nhẹ bên ngoài cho dòng Ultra Boost căn bản. Mục đích để giữ chân bạn ổn định khi di chuyển. Trong khi, Ultra Boost Uncaged được trang bị lớp Primeknit dày hơn ở phần giữa bàn chân, để thay thế cho khung nhựa, giúp bàn chân luôn ổn định.
Thú vị hơn, lớp Primeknit ở dòng Ultra Boost Laceless dày hơn ở phần giữa bàn chân nhưng vẫn giữ chân bạn luôn thoáng. Bởi nó hoàn toàn không có dây cột giày. Mang đến cảm giác cực thoải mái cho bạn khi chạy quãng đường dưới 3km.
Bạn có thể thấy, ở tất cả các mẫu thiết kế Ultra Boost đều có khung nhựa cực mỏng, dẻo và nhẹ ở phần gót chân. Phần này kết hợp với Torsion dưới đế giày giữ ổn định bàn chân khi chạy. Cuối cùng, Primeknit giúp Ultra Boost cực thoáng và giữ cho bàn chân bạn luôn khô ráo khi chạy.
6. Pure Boost sở hữu Climacool
Adidas phát triển riêng dòng vải knit cho các dòng giày thể thao của họ, vốn nhẹ và bền. Dòng vải này được phát triển song song với công nghệ Climacool giữ cho bàn chân luôn khô ráo mồ hôi khi mang cả ngày và khi chạy. Lớp vải trên Pure Boost được kết hợp một lớp đệm, giúp nó ổn định hơn khi di chuyển nhanh mà không cần đến các chi tiết hỗ trợ như khung nhựa bên ngoài giày. Cũng như không làm giảm khả năng linh hoạt khi di chuyển.
7. Trọng lượng Ultra Boost và Pure Boost
Trọng lượng Pure Boost chỉ 260 gram (size 8.5 UK), so với các dòng giày chạy bộ hiện nay thường là 280 gram cho đến 300 gram. Trong khi, Ultra Boost tầm 300 gram. Vậy, vì sao Ultra Boost nặng hơn Pure Boost khoảng 40 gram, nhưng lại có cảm giác khi mang Ultra Boost nhẹ hơn? Chính vì độ đàn hồi của đế giày Ultra Boost và hiệu ứng của lớp vải Primeknit thoáng hơn, nên tạo cho bạn cảm giác nhẹ hơn.
8. Đối tượng Ultra Boost hướng đến
Ban đầu, adidas tạo ra Ultra Boost để hướng đến mọi mục đích sử dụng, từ giày chạy bộ cho đến giày sneaker. Nhưng giá giày Ultra Boost thường từ 3 triệu đến 6 triệu đồng, không dễ để họ tiếp cận với đối tượng người dùng trẻ. Hơn nữa, Ultra Boost quá chuyên nghiệp, dành cho người thường xuyên chạy bộ hoặc các mẫu thiết kế giày sneaker đòi hỏi tính sáng tạo cao.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên chạy bộ ngoài trời lẫn trong phòng tập gym thì Ultra Boost rất thích hợp. Bởi nó bền và đẹp, bạn có thể kết hợp nó như một đôi sneaker adidas cực phong cách, có thể xem thêm phần bên dưới.
9. Đối tượng Pure Boost hướng đến
Giá giày Pure Boost tầm 2 triệu đồng, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ sừng sỏ hiện nay. Một điều thú vị là adidas không hề chi nhiều tiền để làm quảng cáo cho dòng Pure Boost. Nếu bạn có mức ngân sách hạn chế, ít chạy bộ mà tập trung vào các bài tập gym, như squat hay đi bộ chẳng hạn thì Pure Boost thích hợp nhất. Hơn nữa, thiết kế Pure Boost xứng đáng nằm trong top giày sneaker giá 2 triệu đồng của năm.
10. Ultra Boost có nhiều bộ sưu tập giày sneaker hơn
Phiên bản Ultra Boost Parley đạt đến con số 1 triệu đôi chỉ tròng vòng 6 chưa đầy một năm trên kệ. Nó được làm từ chất liệu rác thải đại dương, xử lý để trở thành những hạt Boost cực bền và ý nghĩa. Các vận động viên như Tom Daley cho đến các cầu thủ NFL như Dak Prescott, Deandre Hopkins, Joshua Norman, Von Miller đều sở hữu những đôi Ultra Boost mới nhất. Không loại trừ các tín đồ thời trang Holywood!